Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

"NGU" ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

"NGU" ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC Bạn thích ngu ngơ và thành công hay là thông minh và nản chí? Mặc dù thông minh được coi là một ưu điểm quan trọng để thành công nhưng liệu có phải thông minh luôn đem lại lợi ích cho mọi người? Cuộc tranh luận về chủ đề mối liên hệ giữa thông minh và hạnh phúc chưa bao giờ ngã ngũ.

Mặc dù thông minh được coi là một ưu điểm quan trọng để thành công nhưng liệu có phải thông minh luôn đem lại những lợi ích cho con người?

 Đã có những ví dụ về việc ngốc nghếch đem lại một số lợi thế. Ngốc nghếch có thể làm tăng hiệu quả công việc, đây là tuyên bố của Mats Alvesson, giáo sư ĐH Lund ở Thụy Điển. Trong một nghiên cứu, giáo sư Alvesson đã giải thích về cái mà ông gọi là “ngốc thực dụng” thường là được việc.

 Khôn ngoan sắc sảo dĩ nhiên là điều tốt nhưng điều trớ trêu là khi có quá nhiều cá nhân thông minh trong một tổ chức đề xuất những ý tưởng mới cho công việc hoặc đặt ra những câu hỏi băn khoăn về quyết định hoặc cơ cấu, công việc thường bị chậm lại. Các tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng ngốc, xét về một khía cạnh nào đó, lại mang lại sự thống nhất.

 Điều này hỗ trợ cho hiệu suất công việc. Mọi người chấp nhận trạng thái ngốc thực dụng để đạt được sự nhất trí dễ dàng hơn, và sau đó họ dễ dàng tạo nên sự nhiệt tình tập trung vào công việc. Thông minh vượt trội thường chịu những thiệt hại vô hình.

Giả sử bạn là học sinh xuất sắc ở trường, bạn dễ dàng hoàn thành bài tập trước tất cả những người khác. Cuối cùng chính lợi thế đó lại làm bạn lơ là và chán nản khi học hành quá dễ dàng. Việc học hành chăm chỉ để đạt thứ hạng cao sẽ giúp cho bạn nhận ra giá trị của sự nỗ lực, những gì bạn đạt được quá dễ dàng thường không được đánh giá cao. Không luyện được tính cần cù chăm chỉ khi bạn thông minh chỉ là một mặt của vấn đề.

 Ở một số công việc, việc bạn thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và ăn nói thuyết phục hơn còn khiến bạn càng được giao nhiều việc hơn, phải đảm nhận công việc đó lâu hơn người khác. Ở những công việc bậc thấp và bậc trung, việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thường khiến bạn chậm được thăng tiến hơn. Chẳng hạn, khi bạn là một trợ lý ưu tú, sếp của bạn sẽ khó lòng kiếm được ai thay thế bạn, điều đó khiến ông ta muốn giữ bạn lâu hơn ở vị trí trợ lý và sẽ không muốn chuyển bạn sang những vị trí khác.Tạo cho mình vẻ đơn giản, xuềnh xoàng không phô trương, hay không tỏ ra quá xuất sắc ở một công việc, cũng có lợi ích là giảm bớt sự chú ý, nhờ đó cũng giảm bớt những chỉ trích nhằm vào mình. Điều này đặc biệt có lợi ở những môi trường làm việc cạnh tranh cao, hay nơi có nhiều cá nhân xuất sắc.

 Tất nhiên, một người luôn tỏ ra (hay thực sự) ngốc nghếch rất ít cơ hội đạt được vị trí cao trong sự nghiệp. Có sự khác biệt rất lớn giữa người “thực sự” kém thông minh và người “tỏ ra” như vậy. Điều mấu chốt ở đây không phải là đóng vai dốt nát mà là hiểu được khi nào nên thể hiện sự thông minh của mình và khi nào nên “giấu nghề”
.
 Nói cách khác, thông minh vượt trội là một chuyện, và việc làm cho mọi người nhận thấy rằng bạn thông minh vượt trội là chuyện khác. Những người thông minh không nhất thiết phải làm cho tất cả mọi người hiểu được họ, không nhất thiết phải nắm bắt mọi cơ hội để thể hiện sự thông minh. Vấn đề là làm tận dụng được tốt nhất những cơ hội tốt nhất. Với cách ứng xử này, những người thông minh sẽ tránh được những xung đột không cần thiết.

 Một nhà phát triển bất động sản ở New York kể, một đối tác kinh doanh của cô luôn thay đổi ý kiến sau mỗi tuần. Thay vì kiên trì thuyết phục ông ta, cô luôn tỏ ra ủng hộ và đồng tình. Vì thế, khi ông này bảo muốn rút khỏi dự án hàng triệu đô, cô vẫn trả lời “Đúng rồi, đó là ý hay, ông nên làm như vậy”. Thế rồi ngay sau đó, ông ta lại hỏi han chi tiết về việc thực hiện dự án và cuối cùng lại muốn ký hợp đồng. Điều này cũng có thể được áp dụng trong các cuộc đàm phán. Hỏi những câu hỏi “ngớ ngẩn” có thể khơi gợi được những thông tin mà đối phương không muốn chia sẻ.

Một tâm lý cơ bản là người ta thường thấy khó chịu với sự im lặng, vì thế nếu bạn cứ “giả ngơ”, lặng lẽ hoặc phản ứng “chậm”, đối phương sẽ thấy sốt ruột, khó chịu và tìm cách phá vỡ sự im lặng bằng cách nói chuyện trước. Điều này cũng khiến họ phải nói nhiều hơn họ muốn còn bạn thì có nhiều thông tin hơn mà không cần đặt câu hỏi.

 Trong một cuộc phỏng vấn năm 2002, Marissa Mayer (khi đó là giám đốc sản phẩm của Google, hiện là CEO của Yahoo) đã giải thích lý do vì sao giao diện của Google trông hết sức đơn giản, chỉ là một thanh tìm kiếm giữa một trang trắng tinh. “Đây là việc cố tình đơn giản hóa bản thân, như chiếc dao Swiss Army nổi tiếng. Nếu bạn nhìn thấy cả 681 chức năng của chiếc dao xòe cùng lúc, bạn sẽ sợ hãi. Các trang web cũng như vậy, phô trương nhiều tính năng cùng lúc sẽ khiến người dùng e ngại. Google có nhiều tính năng phức tạp nhưng chúng tôi chọn một giao diện đơn giản và thực dụng nhất có thể, như một con dao Thụy Sỹ lúc gập lại”, cô nói. Ở đây “thực dụng” chính là điều mấu chốt. Ngốc nghếch sẽ mang lại hiệu quả nếu bạn thông minh đủ để biết khi nào thì không nên thông minh. Theo VnMedia/Fortune

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

20 cách giảm tỉ lệ bounce rate


àm giảm Bounce rate là một trong những vấn đề thường được nhắc đến trong SEO. Bạn sẽ tìm gặp được khá nhiều bài viết nói về cách làm giảm tỉ lệ bounce rate trên internet vì thế trong bài viết này cũng chỉ đưa ra thêm một vài suy nghĩ từ quan điểm thực tế.
Giảm Bounce Rate để nâng cao conversion
Giảm Bounce Rate để nâng cao conversion
Tỉ lệ bounce rate cao có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường rơi vào 2 loại sau:
1. Bạn đang hút không đúng loại traffic cho website, hoặc
2. Bạn đang hút chính xác từng centimet loại traffic cho website.
Loại thứ 2 nghe có vẻ ngớ ngẩn? Thực tế hầu hết mọi người thường quên đi cái kịch bản thứ hai vì đại đa số các website đều là nạn nhân của kịch bản 1.
Hãy nghĩ về điều này: nếu một người dùng vào website của bạn và tìm thấy chính xác điều họ cần; một câu trả lời cho câu hỏi hay một giải pháp cho vấn đề của họ thì lí do gì họ ở lại trên website của bạn thêm nữa hay xem qua thêm các trang khác?
Các website chuyên xử lí nhanh những vấn đề thông tin thường có tỉ lệ bounce rate cao, ví dụ dưới đây là một website chuyên trả lời những câu hỏi bằng những câu trả lời ngắn gọn, cụ thể:

Ví dụ về tỉ lệ bounce rate cao
Ví dụ về tỉ lệ bounce rate cao
Người dùng vào, có câu trả lời và thoát ra, nhưng thường xuyên trở lại.
Mặt trái của vấn đề
Bạn có một website hấp dẫn với người dùng. Bạn muốn họ dạo quanh trên website, click chỗ này chỗ kia, đọc các bài viết, và hướng tới chuyển đổi.
Trong những ví dụ này tỉ lệ bounce rate cao chính là sát thủ của chuyển đổi, và bất cứ điều gì bạn làm để tăng thời gian họ ở lại trên website và số lượt xem các trang hầu như sẽ liên quan trực tiếp đến sự thành công của website và kết quả cuối cùng của bạn.
Trước khi bắt tay vào cải thiện vấn đề thì điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ nó là gì.
Tỉ lệ bounce rate (bounce rate) thường bị nhầm lẫn với tỉ lệ rời khỏi website (exit rate). Tỉ lệ bounce rate là thước đo số người xem duy nhất chỉ một trang trên website của bạn và thoát khỏi website (nghĩa là họ không xem thêm bất kì trang nào trên website của bạn) trong khi đó tỉ lệ rời khỏi website là tỉ lệ phần trăm số người rời khỏi website của bạn ngay tại trang đó (tức là họ có xem qua các nơi khác trên website của bạn).
Vì sao cần làm giảm tỉ lệ bounce rate
Giảm tỉ lệ bounce rate trên những trang có lưu lượng truy cập cao nhất từ những nguồn chuyển đổi cao nhất nghĩa là có nhiều khách viếng thăm tương tác hơn và cơ hội chuyển đổi lớn hơn.
Dưới đây là danh sách 20 gợi ý để làm giảm tỉ lệ bounce rate cho website (trang web) của bạn. Đây hoàn toàn không phải là giải pháp và dành cho riêng ai, nhưng nói chúng là đáng để xem xét.
1. Tránh dùng pop-up
Những quảng cáo dạng pop-up gây phiền hà cho mọi người. Trong một vài trường hợp hiếm chúng tỏ ra có giá trị nhưng nhìn chung chúng làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng.
2. Thiết kế điều hướng thân thiện cho những mục quan trọng
Đừng khiến người dùng lạc lối trên website của bạn vì không biết đi hướng nào để tới nội dung họ cần.
Phản ứng chung nhất khi không thể tìm được thứ gì đó đáng lẽ ra phải rõ ràng đó là thất vọng – nếu bạn đã từng vào một website và không thể nào tìm ra hay không biết phải đi đâu, thì đây chính xác là cảm giác đó.
Sử dụng bản đồ nhiệt là một cách hay để biết những nơi người dùng có thể sẽ click vào, Một công cụ hữu ích cho việc này là Crazy Egg.
3. Thiết kế
Thiết kế ở đây không chỉ là gradient và đổ bóng; thiết kế ngày nay còn vượt xa hơn trải nghiệm chung của người dùng. Nội dung trình bày của bạn phải sao cho hấp dẫn, cả về mặt thẩm mĩ và dễ đọc cho người dùng.
Thiết kế là dành cho đối tượng bạn muốn nhắm đến, không cần thiết đó phải là độc giả bạn đang có, hay ít nhất không phải phần lớn trong số đó. Thiết kế đã trở thành một tín hiệu chính thống và sơ sài trong thiết kế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩ của khách viếng thăm (và khách hàng tiềm năng) về chất lượng của công ti cũng như dịch vụ bạn cung cấp.
4. Tốc độ
Thiết nghĩ đây là điều không cần nói và ngày nay thực sự không gì ảnh hưởng mạnh đến tỉ lệ bounce rate cho bằng chuyện phải chờ 10 giây để tải xong một trang web.
Đây không những là yếu tố xếp hạng, điều đã được kiểm chứng, và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng mà còn có thể làm giảm lượng khách hàng đến với cửa hàng, tác động xấu đến thứ hạng tìm kiếm và gây hại đến tỉ lệ chuyển đổi.
5. Tính di động
Với xu hướng tiếp thị trên di động đang bùng nổ ngày nay thì tính di động là điều không thể thiếu đối với một website.
Hiệu quả của website vẫn còn đó chừng nào nội dung còn có thể truy cập được và dùng được trên một điện thoại di động hay trên một chiếc máy tính bảng.
Hơn nữa, tính di động không nhất thiết đòi hỏi website phải có thiết kế tương thích và dễ truy cập, trong nhiều trường hợp điều này đơn giản chỉ là ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu để những người đang di chuyển (sử dụng thiết bị di động) vẫn có thể hiểu được khi cần tìm kiếm thông tin và ít nhất là có thể liên lạc được với bạn nếu cần.
6. Ưu tiên trong thiết kế
Điều này quay trở lại với gợi ý trước đó, bạn muốn nhắm đến nội dung hay chuyển đổi trên website của mình? Người dùng ngay lập tức có được thông tin họ tìm hay bạn muốn họ dạo quanh trên website trước đó?
Một website thường có hai con đường chuyển đổi:
  1. Một là trang đích (đường ngắn, trực tiếp)
  2. Hai là hình phễu chuyển đổi (quá trình sàng lọc người dùng thông qua một loạt các trang để dẫn đến chuyển đổi)
Bạn có đang chủ động trong định hướng người dùng? Một bài kiểm tra hiệu quả cho việc này là xem bạn có thể tạo ra được hơn 20% thời gian cho chuyển đổi trên các trang quan trọng của bạn.
7. Phân loại nội dung
Đây là một góc nhìn khác trong kiến tạo nội dung sao cho dễ đọc, có hệ thống cho website. Tính dễ đọc quan trong nhưng ý tưởng ở đây là gom nhóm nội dung thành từng nhóm hay thể loại – điều này thường thấy trên các blog.
8. Tối ưu cho mục đích
Đến đây bạn đi sâu hơn vào việc thiết kế nội dung, chúng phải chứa những từ khóa mà người dùng sử dụng để đến website của bạn, và mang cho họ trải nghiệm họ mong đợi.
Ý tưởng này thường được đề cập đến trong PPC và quảng cáo hiển thị, trong đó tỉ lệ bounce rate cao nhất được tạo ra từ những nhà quảng cáo không khép kín được vòng tuần hoàn giữa mẩu quảng cáo và trang đích và thiết kế trang. Toàn bộ trải nghiệm cần nhất quán từ đầu tới cuối nhằm tránh làm gián đoạn ý định của người dùng.
9. Lưu ý nơi đặt quảng cáo
Điều này có vẻ hơi mới (nhất là với nhà quảng cáo) nhưng nếu có thể, hãy tránh những hệ thống quảng cáo chuẩn. Ngày nay không những người dùng web bỏ lơ các mẩu quảng cáo mà Google cũng bắt đầu phạt những trang có quá nhiều quảng cáo nằm trên nếp cuộn (above the fold), và một gợi ý là họ đang đi tìm những kích thước chuẩn cho mẩu quảng cáo.
Hơn nữa, ta có thể hiểu vì sao cần hạn chế có quá nhiều quảng cáo cho mỗi trang, nếu bạn nhìn vào những mạng lưới quảng cáo hiệu quả cao sẽ thấy website của họ có rất ít những mẩu quảng cáo lộn xộn.
10. Vấn đề tải nội dung bên thứ ba
Thuật ngữ lazy loading, trong trường hợp bạn không quen, là quá trình tạo mẫu trang web để giảm thời gian tải một đối tượng cho tới khi cần đến chúng. Mashable một ví dụ thực tế, hãy chú ý xem trang web của họ tải gần như ngay tức thì và chỉ tải những nội dung mới khi cần (khi bạn cuộn trang đến những vị trí này).
Yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và trải nghiệm của người dùng, và có thể được lập trình để tự động làm việc này.
11. Tương phản trong màu sắc
Người đọc cần sự tương phản. Sự tương phản giữa các màu có thể làm cho một câu chuyện buồn tẻ thêm hấp dẫn và ngược lại có thể biến một câu chuyện hấp dẫn nhất trên thế giới thành hai màu trắng đen mờ nhạt nếu không suy xét thích đáng.
Tương phản là điều quan trọng vì internet ngày càng có nhiều loại nội dung khác nhau, với nhiều điều liên tục xảy ra trên trang, do đó cần nghiêm túc xem xét sử dụng màu sắc và trang trí để thu hút ánh mắt người dùng tới những nơi quan trọng có trên trang web.
12. Thông điệp phải thật rõ ràng
Đây là một gợi ý khác khi nói đến vấn đề tạo trọng tâm và thu hút sự chú ý cho website. Hãy nhớ bạn chỉ có một cho tới vài giây để chuyển tải giá trị đến với một khách viếng thăm mới, vì thế đừng để họ phải đoán mò.
Sử dụng tagline là một cách hay để nhanh chóng chuyển tải mục đích, nếu không dùng cách này, bạn còn có lựa chọn khác là sử dụng văn bản thuần để chuyển tải mục đích và đặt ở nơi dễ thấy (như header hay đầu sidebar chẳng hạn).
13. Giảm thiểu sự phân tâm
Một trong những điều kiện tiên quyết đòi hỏi nơi website thế nhưng ta vẫn hay bắt gặp những website tự động phát nhạc hay video khi người dùng vừa truy cập tới chúng. Đấy là những thứ gây phâm tâm và gây phiền hà không đáng mong đợi và chúng làm đứt đoạn trải nghiệm của người dùng.
Giảm thiểu sự phân tâm không những làm giảm tỉ lệ bounce rate mà còn làm tăng đáng kể tỉ lệ chuyển đổi cho bạn.
14. Đưa ra nội dung thích hợp dựa trên nghiên cứu hành vi người dùng
Nếu bạn không có những nội dung phù hợp hay điều hướng trực quan trên trang web nghĩa là bạn đang đánh mất một lượng lớn số lượt xem trang  và cơ hội trở thành một nguồn nội dung hấp dẫn cho người dùng.
Nội dung phù hợp được tăng cường khi bạn sắp xếp chúng theo cùng loại hay theo tag, khi đó chúng hấp dẫn, thu hút được nhiều khách viếng thăm hơn bởi những bài viết có trong cùng chuyên mục.
15. Cho phép tìm kiếm cục bộ trong website
Nếu hiện trên website của bạn không có chức năng tìm kiếm hoặc nếu bạn không thường xuyên kiểm tra dữ liệu analytics cho tìm kiếm cục bộ trong website thì có lẽ bạn đang tự đánh mất đi ưu thế. Người dùng web đã quá quen với tìm kiếm đến nỗi việc đó đã trở thành một hành vi kiểu mẫu, do đó tìm kiếm cục bộ là thứ nên có trên website, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
16. Mở liên kết trong cửa sổ mới
Đây là một khái niệm cực kì đơn giản nhưng vẫn thường bị lãng quên, nhưng nếu bạn muốn liên kết đến một nguồn khác bên ngoài website, phải đảm bảo liên kết đó được mở trong một cửa sổ mới thay vì ngay chính cửa sổ họ đang đứng, vô tình đã khiến người dùng rời khỏi website của bạn.
Một cách đơn giản là thêm vào thuộc tính target=”blank” trong thẻ liên kết <a>. Ví dụ, <a href=”http://www.example.com” target=”blank”>anchor text</a>.
17. Hiển thị nổi bật ô tìm kiếm
Gợi ý này khác với tính năng tìm kiếm cục bộ bên trong website như vừa nói trong mục 15 mà liên quan nhiều hơn đến mục số 2 trong danh sách này; nếu bạn muốn xây dựng một chức năng hữu ích cho website như tính năng tìm kiếm thì  đừng để người dùng phải mất công đi tìm xem ô tìm kiếm nằm ở đâu.
18. Tạo trang 404 hữu dụng
Không ai trong chúng ta muốn nghĩ đến cảnh website hay một trang nào đó trong website chào đón người dùng bằng một trang 404, thế nhưng điều này vẫn thường xuyên hiện hữu.
Việc tốt nhất bạn có thể làm là biến trải nghiệm tiêu cực thành tiềm năng tích cực với một vài gợi ý sau:
  • Sử dụng snippet Google đề xuất để tạo những trang 404 thân thiện. Trong Google Webmaster Tool có mục “Enhance 404 pages” cho phép ta tạo ra một snippet bằng JavaScript.
  • Thêm ô tìm kiếm và một liên kết về trang chủ.
  • Nếu không có gì, hãy thêm một chút hài hước và lạ mắt vào trang.
19. Nội dung dễ hiểu
Mục này không trùng lặp với mục số 3 nêu trên. Trong gợi ý này ta nói đến điểm số Flech-Kincaid của trang web, hay nói cách khác là mức độ khó để thấu hiểu nội dung bạn đưa ra.
Có hai bài kiểm tra dùng để xác định mức độ dễ đọc và mức độ trung bình cần có để thấu hiểu nội dung. Cả hai được kết hợp lại trong một công cụ tính toán chỉ số rất hữu dụng.
20. Chia nhỏ bài viết dài
Ngày nay sự chú ý của người dùng đã thu ngắn lại hơn bao giờ hết. Vì thế mỗi khi họ bắt gặp những bài viết dài họ thường có xu hướng bỏ đi ngay lập tức.
Hãy nghĩ đến việc chia nhỏ những nội dung dài thành từng bài nhỏ dạng sê-ri hay phân trang thành từng phần dễ hiểu hơn. Bài viết này của New York Times đã làm tốt công việc chia nhỏ câu chuyện thành từng chương và chia nhỏ trải nghiệm thú vị tổng thể thành nhiều lượt truy cập tương tác trên đó.
Lược dịch từ Search Engine Watch
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc blog.eqvn.net khi đăng lại nội dung này

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Cải Thiện Conversion Với Chỉ Số CTA Phần 1


Khi nhắc đến SEO nhiều Seoer vẫn chỉ dừng lại ở mức ranking từ khóa, quan tâm lớn nhất của nhiều người là thứ hạng bao nhiêu (yếu tố này đúng nhưng chưa đủ) nhưng mục đích cao hơn mà SEO cần hướng đến đó là tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) và từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này không bàn quá nhiều tới kỹ thuật Seo mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các kỹ thuật tối ưu CRO
Có 2 yếu tố cốt lõi giúp một chiến dịch Seo + Marketing thành công hơn đó là :
  • Lượng traffic tìm đến website – Muốn có điều này thì cần nhiều từ khóa lên top và lượng search của nhiều từ đủ lớn
  • Chuyển đổi của những traffic tìm đến website – Tỷ lệ khách hàng mua hàng – Conversion Rate
WEbsite của bạn có hàng chục nghìn visitor nhưng bạn không thể chuyển đổi họ thành những người mua hàng, vậy vấn đề ở đâu? Giải quyết như thế nào?
Để giải quyết bài toán này, chúng ta tìm hiểu một thuật ngữ là CTAs – Call To Actions. Bài viết này chúng ta sẽ tham khảo kinh nghiệm của Neil Patel thông qua tối ưu nút CTAs trên website. Những kinh nghiệm này có được từ việc thuê dịch vụ tư vấn Conversion Rate từ 2 công ty chuyên về phân tích dữ liệu trực tuyến là Kissmetrics và Craze Egg.

1. Thử nghiệm chữ trên nút bấm Call To Actions.

Những chữ nào thường được sử dụng phổ biến trên các nút bấm CTAs của một website? Click here, bấm vào đây, thanh toán, mua ngay…Nhưng tôi nhận ra rằng những từ trên có đặc điểm chung là không ảnh hưởng nhiều tới conversion rates ( tỉ lệ chuyển đổi). Nếu chúng có tác dụng tốt thì những thành phần khác trên website cần phải được kiểm tra lại. ví dụ như bạn thấy tỉ lệ click vào nút mua ngay rất cao nhưng vẫn không có đơn hàng, thì cần xem lại quá trình xử lý từ lúc bấm mua ngay có thể gặp trục trặc không điền được đơn hàng.
Và có trường hợp chỉ copy thử nghiệm của người khác giống như 37 Signels đã sử dụng call to action “See pricing and plans” đã giúp tăng conversion rate lên trên 200%, nhưng điều đó không chắc sẽ làm việc với bạn khi sao chép lại một nút bấm CTAs của ai đó, chính vì thế thử nghiệm là phương pháp tốt nhất.
tối ưu CTA để cải thiện Conversion Rate
Thử nghiệm text trên CTAs mang lại những kết quả khác nhau
Crazy Egg cũng thử nghiệm Call To Actions này trong 1 năm trước và conversion rate của họ giảm hơn 10%, đến khi thay text là “show me my heatmap” thì tỉ lệ chuyển đổi lại tăng lên 20%.
Bài học rút ra: Call To Actions có liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ có xu hướng chuyển đổi tốt hơn là những CTAs chung chung. Vì thế hãy thử nghiệm các văn bản, từ ngữ khác nhau cho nút bấm CTAs, cố gắng để nút CTAs chứa thông tin liên quan nhiều tới những gì bạn cung cấp phục vụ, nó sẽ chuyển đổi tốt hơn và tỉ lệ click cũng tăng lên.

2. Màu sắc chủ đạo

Google trước đây đã thử nghiệm 50 sắc thái khác nhau của màu xanh cho nút Call To Actions của họ và tìm ra được sắc thái có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất. Kết quả cuối cùng là tăng tỉ lệ đăng ký. Bạn hầu như chắc chắn không thể kiểm nghiệm trên 50 sắc thái khác nhau của màu sắc, nhưng bạn vẫn có thể thử nghiệm một vài màu sắc khác nhau.
SAP tìm ra được màu cam tăng tỉ lệ Convertion Rate của họ lên 32,5%. Performable nhận ra màu đỏ làm tăng Convertion Rate rate lên 21%.
màu sắc ảnh hưởng đến Conversion rate

3. Vị trí của Call To Actions.

Cũng giống như kinh doanh, vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Bạn sẽ cần kiểm tra bằng cách gắn nút CTAS ở phía trên, phía dưới và bất cứ nơi đâu bạn nghĩ nó hợp lý. Tôi đã thử kiểm tra trên website bằng cách đặt nút Call To Actions vài vị trí và nhận ra nó ảnh hưởng khá lớn tới tỉ lệ Conversion. Tôi thử đặt phía trên, nhưng nó không có hiệu quả bằng đặt dưới.
Qua quan sát đó tôi nhanh chóng nhận ra rằng mọi người muốn đọc một ít thông tin và nghiên cứu một chút những thông tin tôi đưa ra trước khi đưa cho họ thấy nút bấm Call To Action. Đó chính là lý do tại sao đặt nút CTAs ở trên là nguyên nhân giảm Conversion tới 17%.

4. Thiết kế rất quan trọng

Quick Sprout đã chạy thử nghiệm a/b testing trên site của họ…và để kiểm tra toàn bộ thiết kế của nút Call To Actions. Nút call to actions nguyên bản chỉ là một button với thông báo “ add to cart”. Qua quan sát họ nhận ra mọi nguời có chút mơ hồ về những gì họ sẽ nhận được với hệ thống. Vì thế họ quyết định thay đổi một chút thiết kế với CTAs.
Nút CTAS mới cũng chứa text là “ add to cart” nhưng nó có chứa thêm hình ảnh sản phẩm. và kết quả thật bất ngờ tăng 28% chỉ bằng cách sửa đổi thiết kế có kèm hình ảnh.
cải thiện call to actions để tăng conversion Rate
Đừng chỉ vì mọi người thường sử dụng một nút nhấn CTAs đơn giản có bo tròn góc và chứa vài từ mà bạn cũng phải làm thế. Thử kiểm tra các kích thước khác nhau từ bo tròn góc tới kèm theo một hình ảnh của sản phẩm bên trong nút CTAs, bạn có thể tăng convertion với sự sáng tạo của mình.
Mời các bạn đón đọc Cải thiện Conversion với chỉ số CTA Phần 2 vào 10h sáng ngày 11/04/2013
Nguồn Taka

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Phân tích một Liên kết trở thành Liên kết xấu.

Có điều gì khác biệt về quảng cáo trên các website?
Nếu một người tham gia viết bài cho một trang web và đặt các liên kết trở lại trang web của chính họ, điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta có thể thấy rất nhiều website đang làm theo cách này, vậy Google sẽ xử lý thế nào để thấy được sự khác biệt trong các thuật toán?

Thực ra, nếu xét về bản chất thì đây là một cách làm Marketing rất cơ bản đã diễn ra trong một thời gian dài trước khi công cụ tìm kiếm xuất hiện. Nó không được coi là một kiểu liên kết spam, cũng không phải là một điều gì xấu khi bạn tự xuất bản nội dung để tiếp thị để rồi sau đó giới thiệu và để dẫn đến trang web của bạn. Khách viếng thăm website, đọc bài bạn đã viết, sau khi click vào đường dẫn bạn để lại có thể coi như một món quà, một phần thưởng dành cho người viết bài – người đã cung cấp thông tin cho họ.

Nhưng thực sự với các SEOer thì giờ đây chúng ta đều biết rõ đây là một hình thức mua bán liên kết (bất kể traffic nhận được là bao nhiêu). Nói dễ hiểu hơn, nếu với dân làm Seo ở Việt Nam, việc tự nhiên được đặt một liên kết trên Vnexpress là điều không thể, và gần như không bao giờ xảy ra nếu bạn không “chi tiền”.

Google đã đưa ra một cách an toàn nhất là đặt thuộc tính "no follow" vào liên kết để làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc Spam, thuộc tính “no follow” về ý nghĩa là không dẫn bot của Google tiếp tục đi theo liên kết, còn về Seo thì thế nào? Xin thưa rằng, “no follow” vẫn có giá trị gần tương đương với “do follow”, nó chỉ không có nhiều giá trị về Pagerank, liên kết đó vẫn được tính điểm như bình thường.

Câu hỏi đặt ra: nếu Google nghĩ rằng các nội dung, liên kết không đủ chất lượng thì tại sao không lập chỉ mục cho các URL và nội dung đó? Tại sao các nhà xuất bản, các nhà biên tập phải đi lòng vòng bằng các hình thức khác nhau nhưng lại không áp dụng chung cho tất cả mọi người, đây đâu phải là điều bình đẳng cho tất cả? Phải chăng một bài trên trang web được viết sau rồi được dán nhãn "nhà quảng cáo", “nhà tài trợ” nghĩa là nó nhận được sự chú ý đặc biệt của độc giả? Nếu như vậy thôi thì đó chỉ là sự đơn giản trong việc "tích hợp" biên tập" hoặc là một “giải pháp" mang tính đặc thù trong tương lai?

Vậy ở đây, đâu là điều chúng ta cần lưu tâm?

Trong trường hợp của Interflora đã viết ở phần 1, các vấn đề về liên kết mà website đã gặp phải phần lớn chính là do quy mô, do số lượng các liên kết được trỏ tới website quá nhiều trong một thời gian ngắn. Quy tắc đầu tiên khi làm Seo cho tất cả chúng ta ở thời điểm hiện nay, khi mà 2 thuật toán Panda và Penguin, đó là không gây nên rắc rối & sự hiểu nhầm cho Google. Nếu có quá nhiều liên kết đến từ các nguồn gần giống nhau, nội dung chất lượng thấp, liên kết trỏ về 1 từ khóa là một điều chắc chắn sẽ làm cho website bị tụt giảm vị trí từ khóa.

Vậy liệu có báo động nào khi một đối thủ cạnh tranh áp dụng các chiến thuật tương tự để làm giảm thứ hạng website của mình?
Điều này thì thật khó để mà chắc chắn. Tuy nhiên đây chính là một cơ hội tốt cho Google vì họ nhận ra bạn được đặt nhiều liên kết đến từ các quản trị website khác nhau. "Vị trí xuất hiện nội dung và liên kết" không phải là một trong các nguyên tắc bắt buộc, và nếu bạn thực sự làm điều đó, Goolge có thể đánh sập vị trí từ khóa của bạn. Vì vậy, có rất nhiều webmaster băn khoăn về việc đặt ở đâu, chúng ta hãy xem phần này.

“Google has said for years that selling links that pass PageRank violates our quality guidelines. We continue to reiterate that guidance periodically to help remind site owners and webmasters of that policy. Please be wary if someone approaches you and wants to pay you for links or "advertorial" pages on your site that pass PageRank. Selling links (or entire advertorial pages with embedded links) that pass PageRank violates our quality guidelines, and Google does take action on such violations.”

Link nguồn : http://googlewebmastercentral.blogspot.co.nz/2013/02/a-reminder-about-selling-links.html

Google đã cho biết trong nhiều năm qua việc mua bán liên kết để thao túng PageRank vi phạm nguyên tắc chất lượng của họ. Họ tiếp tục nhắc lại các hướng dẫn theo định kỳ để nhắc nhở chủ sở hữu website cũng như quản trị trang web về các chính sách đó. Chúng ta hãy cảnh giác nếu có ai đó tiếp cận và muốn đặt liên kết đến website của bạn, hoặc các “quảng cáo" trên trang web khác quá nhiều thì sẽ rơi vào việc thao túng PageRank. Liên kết được mua bán ảnh hưởng đến PageRank do đó nó vi phạm nguyên tắc chất lượng của Google và Google không chấp nhận các vi phạm như vậy.

“Điều này chúng ta có thể thấy khá rõ ràng, khi làm Seo bạn phải tuân theo các nguyên tắc của Google nếu như không muốn dính dáng đến các trường hợp xấu xảy ra về sau. Cách tốt nhất, chúng ta không chạy các chiến dịch Seo liên quan đến việc “tài trợ” hoặc cái gì đó gần như vậy trong các trang web mà bắt buộc chúng ta phải trả tiền để được xuất hiện ở vị trí nào đó; đặc biệt nó không phải là mục tiêu của tất cả các webmaster. Như đã nói, nhiều khả năng sẽ có rất nhiều webmaster sử dụng việc làm tương tự như thế này trong các chiến dịch Seo, nhưng tôi chắc chắn rằng trong tương lai việc làm SEO như thế sẽ không có tác dụng lại còn dễ bị phạt khi xuất hiện như thế “ – Anh Trần Tuấn Việt, chuyên gia Seo Vavietnam

Vậy, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh làm điều này? Họ tự chạy một chiến dịch thay cho bạn và rồi đẩy bạn ra khỏi vị trí trên Google. Và bạn liệu sẽ được xét xử công bằng trước Google như những trang web mang thương hiệu nổi tiếng khác? Bản thân người viết bài này – một người làm Seo trên thị trường các nước nói tiếng Anh đã gần chục năm cũng đã bị nhiều lần như thế, khi mà một ngày đẹp trời, từ khóa rớt hạng không phanh. Rồi một thời gian sau khi Google Webmaster Tools hiển thị số lượng + nguồn liên kết đến website của mình thì thấy có rất nhiều các link lạ, nguồn link xấu đã được bơm vào ồ ạt cho website của mình.

Tuy nhiên, chúng ta hãy gác các đối thủ cạnh tranh hèn nhát như thế sang một bên, cách tốt nhất để tránh điều này khỏi hình phạt của Google là phải tự hỏi mình "Matt Cutts sẽ làm gì nếu rơi vào trường hợp tương tự?". Blog của Matt đã chia sẻ mô hình an toàn cho liên kết. (http://www.mattcutts.com/blog/)

(Matt Cutts là một kỹ sư phần mềm bắt đầu làm cho Google từ tháng 01/2000. Ông tốt nghiệp tiến sĩ ngành đồ họa máy tính, có bằng Master và cử nhân chuyên ngành toán và khoa học máy tính (computer science) hay chúng ta vẫn thường hay gọi là công nghệ thông tin.

Matt Cutts là người đã viết nên phiên bản SafeSearch đầu tiên, một ứng dung trong cỗ máy tìm kiếm Google. Hiện tại ông đang điều hành phụ trách về mảng chất lượng tìm kiếm và webspam.)

Một liên kết cần phải được kết hợp chặt chẽ với các biên tập viên website. Có một nguyên tắc là biên tập là nên gần gũi hơn với báo chí, các ý kiến cá nhân, các mối quan hệ công chúng – giống như trong thông cáo báo chí. Điều thú vị về trường hợp này là có rất nhiều thông cáo báo chí có thể sẽ phù hợp với một định nghĩa “Advertorial”. Nó không phải để nói rằng bạn sẽ bị phạt nếu bạn đang liên kết với một thông cáo báo chí, hoặc nếu bạn soạn thảo nội dung theo một thông cáo báo chí bạn sẽ bị rớt hạng. Điều bạn cần làm là phải có một chút cảnh giác khi bị báo chí "viết" và lại được hiển thị trong các mục gần như “quảng cáo trả tiền” và xuất hiện liên kết đến website của bạn.
Tanmarketing.net sưu tầm từ tưvấnchiếnlượcseo Facebook

Bài Toán Về Conversion Rate - Tuấn Nguyễn – GĐ TMDT VCCorp

Bài này tanmarketing.net trích từ Trung tâm đào tạo SEO Litado.

* Các định nghĩa:- Conversion Rate (CR): là tỷ lệ giữa mục tiêu đặt ra trên tổng lượng truy cập của website đó- CPC (Cost Per Click): nghĩa là số tiền phải trả cho mỗi click tới websiteMấy hôm nay ngồi phân tích các chỉ số của một website TMĐT dạng B2C. Các chỉ số của tháng 3/2013 như sau:- Lượt truy cập (visits) = 3,000 (visits/ngày) (trong đó có 2,000 visits có được do chạy CPC)- Giá mỗi CPC mua = 1,000 (đ/CPC)=> Tổng chi phí cho CPC = 2,000 * 1,000 = 2,000,000 (đ/ngày)- Đơn hàng (orders) = 30 (đơn/ngày)=> Conversion Rate (CR) = orders / visits * 100% = 30 / 3,000 * 100% = 1%- Giá trị trung bình/đơn hàng = 1,100,000 (đ/đơn)- % Margin của mặt hàng kinh doanh = 18%=> Tổng doanh thu = 30 * 1,100,000 = 33,000,000 (đ)=> Lợi nhuận = 33,000,000 * 18% – 2,000,000 = 3,940,000 (đ)
OK, vậy đã rõ về doanh thu và lợi nhuận. Và vấn đề mà chủ website đó muốn là làm thế nào để tháng 4 này, lợi nhuận phải tăng ít nhất là gấp rưỡi. Và bạn đó có đưa cho tôi bản dự toán của phòng kinh doanh và marketing như sau:
Để tăng gấp rưỡi lợi nhuận, phòng marketing và kinh doanh đề xuất cần tăng thêm ngân sách marketing từ 2,000,000 (đ/ngày) lên 4,000,000 (đ/ngày).Như vậy các chỉ số lúc này sẽ là:- Lượt truy cập tăng lên = 5,000 (visits/ngày) (mua thêm 2,000 CPC)- Conversion Rate giữ nguyên = 1%=> Số đơn hàng trong ngày =1% * 5,000 = 50 (đơn/ngày)
=> Tổng doanh thu = 50 * 1,100,000 = 55,000,000 (đ)=> Lợi nhuận = 55,000,000 * 18% – 4,000,000 = 5,900,000 (đ)
Done! Vậy là đạt mục đích ít nhất gấp rưỡi doanh thu và lợi nhuận. Nhưng…tôi nói với bạn chủ website kia: ĐUỔI NGAY THẰNG KINH DOANH KIA ĐI!!!
Vì nếu xét trên hiệu quả kinh doanh thì:- Với kinh phí 2 triệu, hiệu quả = 3,940,000 / 2,000,000 = 1.97- Với kinh phí 4 triệu, hiệu quả = 5,900,000 / 4,000,000 = 1.47
Như vậy hiệu quả kinh doanh trong bản kế hoạch so với trước đó bị thấp đi đáng kể.
Nếu phòng kinh doanh và marketing kia thực sự giỏi, thì cách làm phải là giữ nguyên chi phí marketing là 2 triệu đồng, và làm mọi cách để tăng chỉ số Conversion Rate lên. Với tôi, 1 site TMĐT mà có CR=1% thì chứng tỏ chưa biết cách làm. Làm gì thì làm, 100 người vào phải “bẫy” được ít nhất 2 người mua hàng, nghĩa là CR=2%.
Vậy giả sử làm mọi cách để tăng được CR=2% (cao hơn càng tốt và tăng bằng cách nào thì chắc phải viết 1 bài riêng sau).=> Số đơn hàng trong ngày sẽ là = 2% * 2,000 = 40 (đơn/ngày)
=> Tổng doanh thu = 40 * 1,100,000 = 44,000,000 (đ)=> Lợi nhuận = 44,000,000 * 18% – 2,000,000 = 5,920,000 (đ)=> Hiệu quả = 5,920,000 / 2,000,000 = 2.96 (cao gấp đôi so với việc tăng kinh phí marketing để đạt được lợi nhuận mục tiêu)
Qua đó ta thấy, với kinh phí cho marketing giữ nguyên, chỉ cần cố gắng để làm tăng chỉ số CR lên là có thể tăng doanh thu và lợi nhuận 1 cách đáng kể. Conversion Rate là chỉ số đặc biệt quan trọng trong TMĐT, nó không chỉ làm tăng doanh thu mà còn tạo nên giá trị và trải nghiệm mua sắm online của khách hàng.
//Đếm cua trong lỗ phát: Nếu CR lên 3% thì:- Số đơn hàng = 3% * 2,000 = 60 đơn- Doanh thu = 60 * 1,100,000 = 66,000,000đ- Lợi nhuận = 66,000,000 * 18% – 2,000,000 = 9,880,000 đ
WOW, Imaging ^.^

Cảm ơn anh Tuấn Nguyễn – GĐ TMDT VCCorp về bài viết này.