Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Phương pháp Pomodoro để làm viêc hiệu quả


Một bài viết về quản lý thời gian đơn giản mà rất hay từ Blogger thohuynh.com.Mình copy về blog để  mọi người cùng đọc.

Pomodoro là gì?

Cái tên nghe hầm hố nhưng nó có nghĩa là quả cà chua, theo tiếng Ý do ban đầu, thằng cha phát minh ra cái phương pháp này sử dụng một thiết bị hẹn giờ có hình quả cà chua để kiểm soát thời gian của mình.
Pomodoro có thể tóm gọn như sau:
  • Tập trung làm việc trong vòng 25 phút. Trong 25 phút này, bạn chỉ tập trung vào việc đang làm. Ví dụ: Đang học bài thì tập trung học bài. Đang vẽ tranh thì tập trung vẽ tranh. Đang chém gió thì tập trung chém gió. Không Facebook, không Gmail, không làm việc khác.
  • Sau 25 phút, bạn sẽ có khoảng thời gian nghỉ là 5 phút. Thường khoảng thời gian này mình hít thở, đi tới đi lui hoặc ra uống nước. Khoảng thời gian này cũng hạn chế lên Facebook, check mail và nghe điện thoại vì não bộ cần được nghỉ ngơi, nếu không sẽ mất nếp nhăn.
  • Cứ sau 4 pomodoro, bạn sẽ nghỉ 1 chặng dài từ 25 – 40 phút.
  • Thật ra thì 25 phút chỉ là mốc thời gian để dễ tính. 25 phút làm + 5 phút nghỉ = 30 phút. Người khác không thích có thể chọn 35 hoặc 40, nhưng bản thân mình thấy 25 phút là hợp lý rồi. Vì hơn 30 phút mình đã cảm thấy mệt mỏi chán chường với công việc đang làm.

Những điều lưu ý khi sử dụng Pomodoro

  • Ví dụ như bạn làm được 2 pomodoro rưỡi nhưng công việc đã xong. Bạn vẫn không được tính là hoàn thành 3 pomodoro. Thời gian còn lại (nửa pomodoro) được dùng để kiểm tra lại việc đã làm một cách cẩn thận. Khi nào xong hết thời gian mới tính là bạn hoàn thành 1 Pomodoro.
  • Giả sử có chuyện gì gấp cần làm bạn có thể chọn là tiếp tục làm cho xong việc đang làm trước hoặc dừng lại làm việc kia. Nhưng nếu bạn chọn dừng, nghĩa là bạn không hoàn thành Pomodoro đó, theo ý trên.
Với máy tính ở nhà, bạn có thể cài phần mềm Pomodoro App để vừa làm, vừa đo thời gian trên máy tính. Hoặc bạn có thể dùng điện thoại để đo thời gian. Mình hay xài Pomodoro App vì mỗi lần xài điện thoại, lại dễ mở lên chơi game hoặc gửi tin nhắn :D
Thật ra thì phương pháp này hiệu quả với mình, nhưng chưa chắc sẽ hiệu quả với bạn. Tuy nhiên, cốt lõi của Pomodoro là khả năng tập trung vào việc đang làm. Tập trung hoàn toàn, không xao nhãng, không làm nhiều việc cùng lúc. Đó cũng là điều cốt lõi để tăng hiệu suất làm việc và giúp bạn tận hưởng việc đang làm hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang mắc kẹt trong chuyện làm việc hiệu quả, như mình. Thiệt ra thì mình cũng còn kẹt, nhưng qua nhiều tuần đã thấy đỡ hơn nhiều rồi.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Chiến lược SEO hiệu quả

Trở lại trong những ngày đầu của kỷ nguyên internet, khi các chuyên gia SEO thực sự có thể "lừa" các công cụ tìm kiếm để đưa các trang web có xếp hạng cao với những từ khóa mục tiêu. Một trong những thủ thuật của họ chính là "chiến lược liên kết." Google và các công cụ tìm kiếm khác thời đó như MSN, Yahoo, AOL, Ask... đều xếp hạng các trang web theo số lượng liên kết đến các trang web đó. Trong thời gian này, các liên kết đến website được tạo ra theo mọi chiều, mọi kiểu cách, miễn sao có nhiều liên kết đến website.
Sau Panda, cùng với bản update Penguin, Google cũng như Bing đã làm thay đổi hoàn toàn chiến lược liên kết: Bất kỳ trang web nào liên kết đến trang web của bạn mà không có bất cứ liên quan đến nội dung đều làm giảm thứ hạng trên các công tìm kiếm.
Kết quả cuối cùng: Nếu bạn vẫn đang theo đuổi Seo theo hình thức xây dựng ồ ạt "liên kết" bất kể chất lượng liên kết đó có chất lượng như thế nào thì có lẽ bạn đang phí thời gian một cách vô ích. Sau đây là một số quy tắc mới khi làm Seo:
Các liên kết tốt để có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm phải được thông qua việc chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook, G+, Twitter, Pinterest… trên các blog để đánh giá, review, cùng các chiến thuật tương tự khác.
"Chúng tôi không sử dụng chiến lược liên kết theo kiểu cũ nữa bởi vì nó rất nguy hiểm khi những thay đổi thuật toán của Google gần đây được update để phạt những website spam . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa chúng ta không làm bất kỳ chiến lược xây dựng liên kết nào. Chúng tôi đảm bảo khách hàng của chúng tôi có liên kết từ bất kỳ tổ chức nào có cùng ngành nghề, cùng nội dung, có sự tương tác lẫn nhau. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cố gắng để có được các liên kết từ các nhà cung cấp mà họ bán cho" – Anh Chu Đình Châu, giám đốc chiến lược của ESC.
Theo một khía cạnh nào đó, những thách thức về SEO đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều: tạo ra sự thú vị với những nội dung có liên quan, hữu ích, nội dung đúng và đủ, hay nói ngắn gọn là lập lên website thì để hãy nghĩ để phục vụ người dùng là nhiệm vụ lớn nhất; website phục vụ người dùng tốt thì với Seo cũng sẽ tốt. Việc bạn cập nhật liên tục nội dung thiết thực và có ý nghĩa thì những người như bạn, hoặc với người mà bạn làm kinh doanh sẽ muốn liên kết đến website của bạn.
Thay vì tập trung quá nhiều các liên kết, chúng ta nên tập trung vào việc phát triển nội dung lớn để tạo ra các liên kết tự nhiên nhất theo thời gian – đây là một kiểu xây dựng Link Baiting mà mình sẽ đề cập đến ở phần bài viết khác.
“Chúng tôi sử dụng mạng xã hội, các bài viết đăng trên blog, các thông cáo báo chí và cố gắng viết nội dung hấp dẫn để khách viếng thăm quay trở lại trang web và trở thành khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Google có khá nhiều quan sát, có sự phản hồi và theo dõi được tất cả các mối liên hệ, liên kết trực tuyến“ – Anh Hoàng – giám đốc Asimic, chủ nhân của trang web http:www.//giaypheplaodong.com/
Vậy, chúng ta nên làm như thế nào?
• Xây dựng một từ khóa hoặc một cụm từ khóa rõ ràng để phản ánh các giá trị cốt lõi của trang web.
• Bao gồm các từ khóa dài để nhắm mục tiêu đến khách hang tiềm năng, ví dụ: khi bạn mua Laptop thì bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “Laptop giá rẻ” hoặc “Laptop Dell giá rẻ”… chứ rất ít người tìm kiếm từ Laptop để mua sản phẩm…
• Xây dựng & cập nhật nội dung trang web của bạn một cách tự nhiên, không spam website, hạn chế cop nhặt nội dung về trang web
• Tránh lạm dụng việc spam từ khóa trong nội dung. Đặt giới hạn tần suất xuất hiện từ 2-3 lần đến mỗi trang trong nội dung hiển thị , tránh nhồi nhét từ khóa trong văn bản website để rồi một ngày tự hỏi không hiểu vì sao web của mình bị phạt. Chúng ta không làm điều đó, ngay cả trong các thẻ mô tả meta keyword và meta description.
• Sửa chữa các nội dung trên trang web của bạn hai lần một năm. Thậm chí nếu được tốt hơn, chúng ta nên có một lịch trình để viết lại, tái cơ cấu các trang hàng tháng vì các Search Engine vẫn thích các trang web thường xuyên được sửa đổi, update.
• Tạo một blog trên trang web của bạn, và hãy cập nhật bài viết nhiều lần trong tuần. Mỗi bài đăng trên blog cần tập trung vào một trong những cụm từ khóa hoặc chủ đề có liên quan đến từ khóa của bạn.
• Phát hành thông cáo báo chí thường xuyên như bạn có tin tức thực để chia sẻ. (Việc này thì dễ hơn với các bạn làm Seo bằng ngôn ngữ tiếng Anh, Pháp…)
• Đưa nội dung của bạn đến người đọc thông qua các mạng xã hội tiêu biểu như Facebook, G+, Twitter, Pinterest.
• Có một chiến lược lan truyền nội dung của bạn xung quanh cho cộng đồng của độc giả.

Tư vấn chiến lược Seo

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Công cụ nghiên cứu từ khóa – Keywords tools


Khi nói tới SEO, luôn có rất nhiều các công cụ khác nhau phục vụ việc nghiên cứu chiến lược . Sau đây là danh sách 12 công cụ nghiên cứu và phân tích từ khóa hiệu quả nhất cho các chiến dịch SEO thành công.
Bài giảng SEO về công cụ nghiên cứu từ khóa
Bài giảng SEO về công cụ nghiên cứu từ khóa của CLB SEO Việt nam – VIETSEO.VN

1) Google Adwords Keyword Tool

Nghiên cứu từ khóa hay Keyword research luôn luôn là bước đầu tiên quan trọng nhất cho bất kỳ chiến dịch Online marketing nào. Và công cụ Keyword Tool thuộc bộ công cụ Google Adwords thực sự là một trong những vũ khí mạnh nhất khi nói tới nghiên cứu từ khóa.
Công cụ này có thể cho các webmaster thấy được khối lượng tìm kiếm của các từ khóa mà họ chọn thông qua các tùy chọn “Broad” “Phrase” “Exact” hàng tháng và có thể cho biết được khối lượng tìm kiếm đó theo từng quốc gia (ví dụ Việt Nam, Mỹ…)

2) Soovle.com

Soovle cho phép người dùng điền vào một từ khóa gốc và công cụ này sẽ đưa ra các gợi ý về các cụm từ liên quan tới từ khóa gốc. Số lượng các gợi ý có tới từ 15 website khác nhau.
Các webmaster hoàn toàn có thể lựa chọn các website trong kết quả trả về để phù hợp hơn với mục đích của mình. Ngoài ra, công cụ này còn cho phép lưu lại các tìm kiếm trước đó để tiện việc tra cứu sau này.

3) Ubersuggest.org

Tương tự như Soovle, nhưng Ubersuggest lại có khả năng sắp xếp các kết quả tìm kiếm theo ABC. Các webmaster cần điền vào một từ khóa gốc và công cụ này sẽ tự động đưa ra các gợi ý về từ khóa liên quan.
Công cụ này cũng cho phép thu thập các kết quả tìm kiếm được và xuất ra dạng văn bản để tiện việc nghiên cứu sau này.

4) Topix.com

Topix là một công cụ hữu ích cho những ai muốn tìm kiếm các ý tưởng về nội dung mới. Webmaster chỉ cần điền vào một từ khóa gốc và công cụ sẽ tự động tìm kiếm trả lại các kết quả liên quan với nhiều dạng nội dung khác nhau như forum post, bài viết, các trang hỏi đáp, blog
Ngoài ra, công cụ này còn cho phép các webmaster lựa chọn tìm kiếm theo địa phương qua đó làm tăng tính liên quan của nội dung sau này.

5) Bottlenose.com

Bottlenose là một cỗ máy tìm kiếm chuyên biệt về mạng xã hội. Công cụ này được dùng để tìm kiếm và đánh dấu các bài viết, comment được chú ý trên các mạng xã hội. Và chính điều này cho phép các webmaster “lọc” được lượng thông tin khổng lồ từ các mạng xã hội hàng ngày.

6) Spezify.com

Tương tự như Bottlenose, Spezify cũng là một công cụ tìm kiếm mạng xã hội. Tuy nhiên, công cụ này có điểm khác với Bottlenose đó chính là cách thức sắp xếp các thông tin tìm kiếm được dưới dạng hết sức trực quan bằng hình ảnh.
Các kết quả tìm kiếm của Spezify cũng hết sức đa dạng nên đây chắc chắn là một công cụ hữu dụng đê nghiên cứu và phát triển nội dung.

7) Yahoo Answers

Yahoo Answers chính là website về hỏi đáp lớn nhất thế giới với hàng triệu câu hỏi và câu trả lời. Và việc tham gia vào mạng thông tin hỏi đáp này, các webmaster có thể có được một cái nhìn tổng quát và trực quan hơn về thị trường và sản phẩm của mình.

8) Quora.com

Quora là một website chuyên về hỏi đáp khác. Và trên thực tế, chất lượng các câu trả lời trên website này có phần nhỉnh hơn Yahoo Answers khi mà tất cả các câu trả lời đều được kiểm duyệt, chỉnh sửa một cách hết sức nghiêm ngặt trước khi được đăng tải trên website.
Và đó thật sự là một lợi thế cho các webmaster muốn đi sâu hơn tìm hiểu về các mong muốn, nguyện vọng từ khác hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu của mình.

9) LinkedIn.com

LinkedIn, ngoài được biết tới như là mạng xã hội B2B lớn nhất thế giới, còn là nơi mà các chuyên gia trao đổi về các tin tức và sự kiện diễn ra trong thị trường của họ. Bằng cách gia nhập các hội nhóm này và tham gia vào các vấn đề được thảo luận, các webmaster có thể có được thêm rất nhiều các kiến thức, kỹ năng về các vấn đề liên quan tới thị trường của mình.

10) Google Discussions Search

Bằng cách lựa chọn mục “Discussions” khi tìm kiếm các từ khóa trên Google, các webmaster có thể tiếp cận được với rất nhiều các nội dung dạng thảo luận được Google index. Và việc tiếp theo cần làm của các webmaster chính là tham gia vào các thảo luận đó để đóng góp ý kiến của mình hay thu thập tin tức về thị trường.

11) Open Site Explorer của SEOMOZ.org

Open Site Explorer là một công cụ hữu hiệu của SEOMoz cho phép các webmaster thấy được link profile của đối thủ. Và khi đã tiếp cận được với nguồn thông tin này, nhiệm vụ của các webmaster sẽ là tập trung phân tích các trang nội dung mạnh nhất của website đối thủ và kiểm tra nguồn link của họ là gì.
Làm được như vậy, chắc chắn các webmaster sẽ có đưa ra được chiến lược hiệu quả hơn về backlink và content cho website của mình.

12) Hỏi ý kiến đồng nghiệp và nhân viên

Và ý cuối cùng chính là hỏi ý kiến các đồng nghiệp và cấp dưới của mình để biết xem họ hay bị hỏi câu hỏi gì nhất khi khách hàng tiếp cận họ. Và khi đã biết được các câu hỏi đó, nhiệm vụ còn lại chính là viết các nội dung tập trung trả lời các câu hỏi đó.

(Trích dẫn Bài giảng Đào tạo SEO của CLB SEO Việt nam)

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Học SEO ở đâu và như thế nào?


Một vài bạn có gửi tin nhắn riêng hỏi mình về cách học SEO (từ bác Đồn Văn Đại mà ra cả): "Em nên bắt đầu từ đâu? Và học từ đâu? Cơ bản, lên Google tìm hiểu, thì có nhiều trung tâm đào tạo, nhiều trang viết về SEO lắm, càng đọc, càng rối! Em đang muốn mình đi từ con số 0."

Để tiện, mình viết note nhanh, hi vọng hữu ích, từ góc nhìn của một người đã từng mần SEO và có cơ hội được trao đổi và làm việc với các bạn đang mần SEO, như sau:

1. Từ Google Search. Các từ khóa đầu tiên: "Google Operators", "Keyword tools", "How search (engine) works".
2. Đọc ebook: chọn các từ khóa như "SEO for beginners/newbies/dummies", "SEO cheat sheet", "SEO checklists". 
2. Một số site uy tín về SEO nói riêng gồm: SEOMOZ.org, searchengineland.com, searchenginewatch.com, seobook.com.
3. Sau khi đã có một số khái niệm căn bản, kết hợp dùng từ khóa (2), nguồn (3) và vận dụng toán tử (1) để đào sâu, xem dạng powerpoint, word, excel hay pdf tùy bạn. Ví dụ: link building strategies filetype:pptx...
4. Bắt đầu với một website, có thể chỉ là dịch vụ miễn phí như blogger.com hoặc wordpress.com. Khi vọc chán chê, có thể mua 01 tên miền ưng ý, thuê host giá rẻ (Hostgator hoặc godaddy, gói dành cho wordpress only) và tập cài đặt wordpress, viết nội dung và tập SEO cho các từ khóa đó. Ở mức này bạn đã có thể SEO lên bất kỳ từ khóa ngách nào rồi, chẳng hạn "làm sao để cua gái mà không bị ăn tát", "bí quyết cua gái trong 03 ngày".

Sau tầm 06 tháng, bạn đã có thể tự tin...bước ra giang hồ, có thể xin vào các vị trí SEO thực tập hoặc Junior SEO. Nếu may mắn (như mình), bạn sẽ có cơ hội học hỏi, làm việc với các bộ phận liên quan như lập trình /thiết kế/marketing... Bạn cần chuẩn bị tình thần bị chém tả tơi. Nhưng đó là cách hay để nhanh lên "lé vồ" :-)

Ngoài ra, sau giai đoạn này bạn cũng có thể tham gia các khóa học về SEO để đối chiếu với kiến thức/kinh nghiệm mà mình đã hấp thụ/trải nghiệm được. Một số trung tâm ở Sài Gòn mà mình biết có Hoàng Nguyễn, BMG, Vietnammarcom, EQVN, Inet, và gần đây thêm khóa học SEO do Vinalink tổ chức. Về chất lượng thì mình không dám bình luận vì mình chưa có dịp đi học, nên phải chờ các bạn đã đi học "rì viu" thôi. :-) Đây là một may mắn của các bạn vì thời điểm mình tìm hiểu và mần SEO (năm 2005) thì ở VN chưa có trung tâm nào, và cũng không có cộng đồng nào, toàn phải đi lang thang trên mạng là chủ yếu.

Bạn cũng có thể tham gia các buổi offline (nếu có), hoặc làm quen với các anh em đang mần SEO khác (trong Facebook mình chắc hơn một phần ba là dân mần SEO hehe).

Cũng có thể có bạn sẽ đi học các trung tâm trước, rồi sẽ quay lại cách tự học. Mình nghĩ cách nào cũng được, tùy bạn thôi. Riêng mình thì...

Người bạn đồng hành tốt nhất: Google. Người Thầy giỏi nhất: Google. Người tình quyến rũ và kiêu kỳ nhất: cũng là Google.

Yếu tố cốt lõi: đam mê, kiên nhẫn, hay tự hỏi và tự trải nghiệm, khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt (đừng lạm dụng Google translate quá, bạn sẽ lệ thuộc nó suốt đời và nghiêm trọng). Còn thành công thì còn tùy cơ duyên nữa. 

Chúc các bạn may mắn và thành công! :-)
(Tac gia DU NGUYEN)